GK Group – Nhà tài trợ đồng hành cùng workshop “E-Commerce: Gain from Growth”

Workshop “ E-Commerce: Gain from Growth ” là sự kiện được đồng tổ chức bởi AIESEC in VietnamGoogle Developer Student Clubs – HCMUTE trực thuộc trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM nhằm mục đích tạo không gian chia sẻ để các bạn sinh viên có cơ hội hiểu hơn về ngành Thương mại điện tử, giúp các bạn tìm ra được mảng công việc phù hợp với năng lực của bản thân cũng như những cơ hội, thách thức và kỹ năng cần có để trang bị tốt cho ngành.

Với sự nghiên cứu thị trường hơn 5 năm về các nền tảng và mô hình kinh doanh. GK Group – Cộng đồng kinh doanh trên nền tảng số hân hạnh là Nhà tài trợ đồng hành cùng Workshop: “E-Commerce: Gain from Growth” với mong muốn tạo ra một cộng đồng kinh doanh chất lượng mà ở đó, mỗi thành viên được:

👉Khởi nghiệp kinh doanh không rủi ro;
👉Tận dụng nền tảng công nghệ để kinh doanh toàn cầu;
👉Tham gia các chương trình đào tạo chuyên nghiệp giúp bạn phát triển kỹ năng Kinh doanh – Marketing – Lãnh đạo…;
👉Kinh doanh những sản phẩm chất lượng cao với nguồn gốc rõ ràng;
👉Gắn kết và hỗ trợ nhau cùng phát triển.
🌟GK Group chịu trách nhiệm lựa chọn đối tác kinh doanh với những nền tảng sản phẩm và thương mại điện tử ( e-commerce ) sẵn có.

Ban Truyền Thông.

 

Vì sao Alibaba bị trừng phạt còn Tencent thì không: Khiêm tốn và thân thiện hơn, tuân thủ mọi quy định, xây hệ sinh thái “hàng vạn đứa con”

Sức mạnh của tập đoàn Tencent có thể bóp chết sự đổi mới trong thị trường trực tuyến lớn nhất thế giới. Từ đó, để tránh gặp những rắc rối với chính quyền, họ đã “biết điều” và thức thời hơn.

 

Vì sao Alibaba bị trừng phạt còn Tencent thì không: Khiêm tốn và thân thiện hơn, tuân thủ mọi quy định, xây hệ sinh thái "hàng vạn đứa con"

Gã khổng lồ trở nên khiêm tốn và thân thiện

Tencent từng được xem như “kẻ thù số 1” của giới công nghệ Trung Quốc. Tập đoàn này không ngần ngại “copy” những ý tưởng của người khác và đẩy doanh nghiệp mới khỏi cuộc đua cạnh tranh một cách dễ dàng.

Các giám đốc điều hành hàng đầu của tập đoàn bị chỉ trích thẳng mặt tại các hội nghị ngành và trong các cuộc phỏng vấn trên phương tiện truyền thông nhà nước.

Sau hơn một thập kỷ làm mưa làm gió, chính phủ Trung Quốc cuối cùng đã tìm cách kiểm soát các tập đoàn công nghệ mạnh nhất trong nước – nhưng ít nhất là đến thời điểm hiện tại Tencent chỉ bị phạt rất ít so với đối thủ lớn nhất là đế chế Alibaba của Jack Ma.

Chỉ có các cơ quan chống độc quyền của Trung Quốc mới biết lý do tại sao Tencent cho đến hiện nay vẫn không “lọt vào tầm ngắm” của họ.

Hãng tin Reuters từng có bài viết về việc chính quyền Trung Quốc đang cân nhắc phạt Tencent ít nhất 1,54 tỉ USD vì không báo cáo chính xác các vụ mua lại và đầu tư trong quá khứ. Nhưng đây vẫn là khoản phạt nhẹ hơn rất nhiều so với mức phạt 2,8 tỷ USD mà tập đoàn Alibaba phải nộp vào tháng 4/2021.

Tencent đã khôn ngoan xoay xở để cải tạo hình ảnh của mình bằng cách đầu tư vào những công ty nhỏ bé và mua lại các đối thủ cạnh tranh, thay vì đẩy họ ra khỏi thị trường.

Không còn là “kẻ thù số 1”, Tencent bây giờ đang có vị thế như một kẻ thống trị sáng suốt của một đế chế công nghệ mở rộng. Một phần lớn của ngành công nghiệp internet Trung Quốc lệ thuộc hệ sinh thái Tencent. Tencent còn đang giữ 21% cổ phần của Meituan.

Các nhà đầu tư và giám đốc điều hành công nghệ khi trả lời báo giới thường mô tả Tencent và hệ sinh thái của nó là đàng hoàng, khiêm tốn và cư xử tốt. Hơn là Alibaba.

Gã khổng lồ thức thời Tencent giữa cuộc chiến chống Bigtech : Cải tạo hình ảnh trở nên thân thiện, tuân thủ chính quyền hơn Alibaba, khôn khéo xây dựng hệ sinh thái hàng vạn đứa con - Ảnh 1.
Tencent sẽ không chết bởi tập đoàn này có vạn đứa con

Trên thế giới không có tập đoàn nào như Tencent. Đó là sự độc quyền thực sự trên nhiều cấp độ. Sức ảnh hưởng ở Trung Quốc của nó khiến Facebook, Amazon, Apple và Google chỉ có thể đứng ngoài thèm muốn.

Tencent là một nền tảng giải trí cực lớn. Đây là công ty trò chơi trực tuyến lớn nhất thế giới, sở hữu cổ phần trong Riot Games và Epic Games. Nó cũng sở hữu các doanh nghiệp video trực tuyến, âm nhạc và diễn đàn văn học trực tuyến lớn nhất Trung Quốc.

Tencent còn là một nhà đầu tư mạo hiểm. Trong năm 2020, tập đoàn này chỉ xếp sau quỹ đầu tư Sequoia Captial ở Thung lũng Silicon về số lượng “kỳ lân công nghệ” được đầu tư – theo Hurun Report – một công ty nghiên cứu ở Thượng Hải.

Bằng nguồn vốn của riêng mình, Tencent đã đầu tư vào hơn 800 công ty, bao gồm 12% cổ phần vào Snap và 5% trong Tesla. Để so sánh, thì Google Ventures là chi nhánh đầu tư mạo hiểm tích cực nhất ở Hoa Kỳ, chỉ đầu tư vào hơn 500 công ty.

Tencent cung cấp nền tảng WeChat – một ứng dụng nhắn tin với mạng xã hội và dịch vụ tài chính. WeChat cần những công ty khác để giữ chân hơn 1 tỷ người dùng.

Bởi vì, WeChat vốn không cho người dùng chia sẻ link bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử của Alibaba và Taobao hoặc các video ngắn của Douyin (bản nội địa của TikTok). Những nền tảng khác cũng chặn các dịch vụ của Tencent. Khi ba ứng dụng mạng xã hội trên được triển khai vào tháng 1 – 2019, chúng ngay lập tức bị chặn trên WeChat.

Tencent and Chinese Media Firms Stampede Global Bond Markets - Variety
Nhà sáng lập Pony Ma

Khoảng trống này là nơi những mối quan hệ thân thiết của Tencent với giới công nghệ trở nên quan trọng. Những công ty thân thiện có thể xây dựng các “app phụ trợ” cho WeChat. Tencent đầu tư vào những công ty chia sẻ chuyến đi và chia sẻ xe đạp bởi vì những người khách hàng của họ chi trả thường xuyên và WeChat muốn họ dùng WeChat Pay.

Tencent sẽ không chết bởi vì tập đoàn này có vạn đứa con. Bất kể Tencent hành động khiêm tốn hay tử tế thế nào thì đây vẫn là tập đoàn khổng lồ với 24 tỉ USD lợi nhuận vào năm 2020.

Tencent không chỉ quyến rũ giới công nghệ này. Tập đoàn này còn cố gắng gần gũi chính quyền. So với một Alibaba đôi khi hay thách thức, Tencent đã luôn công khai nhấn mạnh sự sẵn sàng tuân thủ đầy đủ các quy tắc và luật lệ của chính quyền trong một thời gian dài.

Tháng 4/2021, Tập đoàn Tencent tuyên bố sẽ chi 7,8 tỷ USD đầu tư vào năng lượng xanh, giáo dục, hồi sinh làng mạc, thể hiện trách nhiệm gánh vác xã hội tốt hơn.

Nguồn: Cafebiz

CEO Amazon và phong cách làm lãnh đạo độc đáo

CEO Amazon – tỷ phú Jeff Bezos. Ông chính là người sáng lập, điều hành Amazon từ một trang web bán sách online trở thành “đế chế” thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Vậy bí quyết thành công của ông là gì? Phong cách lãnh đạo của ông ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

CEO Amazon và phong cách làm lãnh đạo độc đáo - Ảnh 2

Giới thiệu sơ lược CEO Amazon

CEO Amazon – tỷ phú Jeff Bezos là doanh nhân, nhà đầu tư nổi tiếng người Mỹ. Ông còn được biết đến là người đàn ông giàu nhất hành tinh với tổng giá trị tài sản lên đến 180 tỷ USD năm 2020. Tỷ phú Jeff Bezos chính là người đáng sáng lập và điều hành “đế chế” thương mại điện tử Amazon nổi tiếng thế giới.

Jeff Bezos là một trong những gương mặt quyền lực nhất trong giới công nghệ. Nhưng ít ai biết rằng để thành lập Amazon ông đã dám từ bỏ những công việc đáng mơ ước để lập nghiệp. Sự thành công ngày hôm nay của Amazon có công sức rất lớn của vị CEO này. Câu slogan nổi tiếng của ông khiến bao người ngưỡng mộ đó là “bước đi một cách mạnh mẽ“.

Theo những nhà nghiên cứu nhận xét về Jeff Bezos thì sự dũng cảm, tính tò mò cùng một vài quy tắc kỳ quái là điểm khác biệt tạo nên thành công của ông. Với xuất phát điểm chỉ là một công ty bán sách, Amazon dưới sẽ lãnh đạo của Jeff Bezos đã trở thành thương hiệu có giá trị nhất về cả vốn hóa thị trường, doanh thu và độ nhận diện.

Hiện nay, ngoài chức vụ CEO của Amazon.com, Jeff Bezos còn sở hữu công ty Blue Origin và tờ báo The Washington Post. Tài sản ròng ước tính của ông lên đến 110 tỷ USD.

Vậy phong cách lãnh đạo của ông chủ Amazon như thế nào? Những điểm độc đáo trong cách điều hành doanh nghiệp của người đàn ông giàu nhất hành tinh này ra sao? Cùng tìm hiểu nhé!

Phong cách lãnh đạo của CEO Amazon

Amazon nổi tiếng có 14 quy tắc tạo thành phần khung cơ bản cho mọi hoạt động của công ty này. Nhưng quy tắc này được áp dụng trực tiếp vào quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Theo Jeff Bezos “một nhà lãnh đạo không phải lúc nào cũng đúng. Tuy nhiên, những kinh nghiệm và thực hành sẽ giúp họ quyết định đúng thường xuyên hơn“.

Điều gì tạo nên phong cách lãnh đạo độc đáo của Jeff Bezos?

Tỷ phú Jeff Bezos nổi tiếng là vị lãnh đạo có lối quản lý, điều hành độc đáo. Tuy nhiên, chính phong cách lãnh đạo ấy đã giúp ông đưa Amazon.com phát triển lớn mạnh như hiện nay. Đó được coi là bí quyết làm lãnh đạo đạt mức đỉnh cao không phải ai cũng làm được.

Điều tạo nên phong cách lãnh đạo của Bezos có lẽ đến từ những kinh nghiệm ông đã trải qua trong suốt quá trình làm thuê tại nhiều công ty khác nhau. Khi làm việc ở nhiều vị trí việc làm khác nhau mang đến cho ông những trải nghiệm hoàn toàn không giống nhau. Từ đó, ông hiểu và tìm phương pháp để điều chỉnh cách làm việc của nhân sự tại mỗi bộ phận trong doanh nghiệp mình.

Bên cạnh đó, việc dám thử những điều mới mẻ, không sợ phải hối hận cũng là điều giúp vị tỷ phú này có được một phong cách lãnh đạo độc đáo. Bởi theo ông “nhà lãnh đạo chuyên nghiệp sẽ biết cách biết những sai lầm thành cơ hội để nghiên cứu và cải thiện quy trình“.

Nghệ thuật lãnh đạo của CEO Amazon – Jeff Bezos

Dành cho nhân viên được quyền tự quản

Sự phát triển ngoạn mục của Amazon nhờ việc cho phép nhân viên được quyền tự chủ trong công việc. Điều này có nghĩa là nhân viên sẽ quán xuyến toàn bộ dự án của mình đảm nhận để có thể phát huy được năng lực và hiệu sửa làm việc cao nhất. Với chủ trương này, công ty đã quy tụ được rất nhiều nhân tài trong các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau.

Luôn coi khách hàng là Thượng đế

Cùng với mục tiêu trở thành cửa hàng bán mọi thứ, Amazon luôn đặt khách hàng ở vị trí số 1. Doanh nghiệp luôn muốn khách hàng sử dụng sản phẩm và những trải nghiệm tốt nhất tại đây. Điều này cũng là tư tưởng mà CEO Jeff bezos muốn nhân viên của mình có thể hiểu để cải thiện chất lượng phục vụ, nhu cầu mua sắm của khách hàng.

Sự kiên nhẫn

Ông chủ Amazon nhận thức rất rõ ràng về bối cảnh xã hội hiện nay, sự phát triển của công nghệ kiên trì là điều then chốt. Cần phải có thời gian để thay đổi chuẩn mực của người tiêu dùng trong phạm vi rộng. Nhiều người dùng sẽ chưa quen với việc nhận hàng qua email nên sẽ gây cảm giác khó chịu.

Vì vậy, khi làm về công nghệ sự kiên trì chính là chìa khóa thành công. Chính sự kiên trì không lo sợ thất bại đã giúp Amazon gặt hái được thành tựu như hiện nay.

Đội ngũ thông minh và biết chấp nhận rủi ro

Cách quản lý của Jeff Bezos là trao quyền cho đội ngũ quản lý. Vị tỷ phú này sẵn sàng lắng nghe ý kiến của người khác, thậm chí ngay cả khi ông nghĩ điều đó không đúng. Nếu ý kiến đó đủ thuyết phục ông sẽ tiến hành ngay. Trong trường hợp thất bại, thì đó cũng là sự thất bại trong tầm kiểm soát. Đây là điều khác biệt trong việc lãnh đạo của ông so với nhiều người khác.

Bên cạnh đó, khả năng xây dựng một đội ngũ phù hợp với chuyên môn cao chính là điều tạo nên sự thành công của Amazon. Điều này càng quan trọng hơn khi các đối thủ khác không ngừng nhăm nhe người tài của ông.

Một công ty khi đã trở nên lớn mạnh thì họ sẽ thận trọng hơn, bởi rủi ro khi thất bại là cực kì lớn. Đó cũng là lý do khiến nhiều công ty trở nên lụi bại, bởi họ sợ đổi mới. Tuy nhiên, với Amazon dù ở một vị thế rất lớn trong ngành công nghệ, vẫn luôn cần tiếp tục phát huy các cải tiến của mình.

Không ngừng sử dụng dữ liệu

Bên cạnh việc tập trung vào nhu cầu khách hàng, Bezos cũng rất chú ý đến số liệu trong việc đưa quyết định. Theo thông tin, Amazon theo dõi hiệu suất của khoảng 500 mục tiêu đo lường được. Trong đó, 80% liên quan đến mục tiêu khách hàng. Cách sử dụng dữ liệu của Amazon đã được chuyển đổi và thiết lập thành chuẩn mực cho các công ty trong thời đại kỹ thuật số.

Công ty luôn từ chối các mô hình tiếp thị cổ điển, tập trung vào việc cá nhân hóa những trải nghiệm khách hàng cũng như chất lượng công nghệ.

Cuộc họp ít người và những quy tắc hiệu quả khác

Jeff Bezos thường tránh việc họp hành. Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải họp ông thường hạn chế tối đa số lượng người. Theo quan điểm của CEO Amazon cuộc họp càng nhiều người thì hiệu suất càng thấp.

Các cuộc họp của Bezos sẽ thường không có sự xuất hiện của slide PowerPoint, chỉ là văn bản giấy dài 6 trang với cấu trúc trần thuật. Những người tham gia cuộc họp cần phải đọc bản ghi chép, hiểu rõ những vấn đề sẽ được đem ra thảo luận.

Điều này tạo nên sự khác biệt trong cách lãnh đạo của Bezos khi ông biết cân bằng giữa sự can đảm và tính tò mò. Trong một bức thư ông gửi cổ đông của mình có viết: “Lang thang thơ thẩn là một đối trọng thiết yếu của sự hiệu quả“. Đối với các nhân viên của Amazon, điều này có nghĩa họ phải tiếp tục suy nghĩ sáng tạo. Một khi họ đã tin tưởng vào ý tưởng của chính mình, thì họ hoàn toàn có quyền đề xuất một buổi họp ít người với ông.

Tạm kết

Điều quan trọng giúp tạo nên sự thành công của Amazon chính là hệ tư tưởng của người lãnh đạo Jeff Bezos “làm việc như ngày mới bắt đầu”. Dù Amazon đã trở thành “đế chế” vững mạnh trên thị trường thế giới nhưng với ông thì doanh nghiệp của mình vẫn như một startup mới mà ông cần dành tất cả tinh thần, sự nhiệt huyết để phát triển. Chính hệ tư tưởng đó đã giúp CEO Amazon giữ vững khả năng lãnh đạo sáng tạo của mình đến tận ngày nay.

Nguồn ceoclubvietnam, ảnh internet.

 

Tiếp nối Gen Z, thế hệ Alpha sẽ định hình tương lai như thế nào?

Kế thừa thế hệ “Gen Z” sẽ là thế hệ Alpha đầy khác biệt. Họ là những đứa trẻ đầu tiên được sinh ra hoàn toàn trong thế kỷ 21 và thiên niên kỷ thứ 3 với sự bùng nổ công nghệ. Vậy chúng ta biết gì về thế hệ Alpha và cách thức thế hệ này sẽ định hình thế giới trong tương lai?

Một “thế hệ” được định nghĩa là một nhóm gồm những người được sinh ra và lớn lên trong cùng một khoảng thời gian. Ngay cả khi những người này có sự khác biệt về giới tính, tình trạng kinh tế, văn hóa, truyền thống thì các thành viên trong cùng một thế thệ vẫn thường có những giá trị và đặc điểm tương đồng. Từ lâu, chúng ta đã quá quen thuộc với sự khác biệt giữa các thế hệ Builders, Baby Boomers, Gen X, Millennials, Gen Z cũng như cách thức phân định các nhóm này dựa trên thái độ hình thành qua quá trình trưởng thành của họ.

thế hệ gen Alpha gen Z

Trong đó, có thể nói, Gen X là thế hệ đã chạm đến cấp độ cao của sự cởi mở và hợp tác. Thế hệ Millennials hay còn gọi là Gen Y là những công dân đầu tiên trong thời đại kỹ thuật số, cuộc sống của họ khó lòng thiếu vắng điện thoại thông minh và mạng xã hội. Thế hệ này cũng được xem là những doanh nhân đang định hình lại thị trường. Còn Gen Z lại là một thế hệ mang tính cách mạng, đang mang đến một sự tỉnh thức và lương tâm xã hội. Vậy thế hệ nào sẽ tiếp nối Gen Z? Và thế hệ này sẽ góp phần định hình thế giới tương lai như thế nào?

Thế hệ Alpha (tiếng Anh: Generation Alpha, viết tắt: Gen Alpha) là nhóm nhân khẩu học tiếp theo sau thế hệ Z. Đây là thế hệ ra đời từ năm 2010 và còn được gọi là iGeneration hay thế hệ toàn cầu. Hầu hết các thành viên của thế hệ Alpha đều là con cái của Gen X hoặc Millennials và là em của Gen Z. Cái tên Alpha có ý nghĩa là sự khởi đầu mới vì đây là thế hệ đầu tiên được sinh ra hoàn toàn trong thế kỷ 21 và thiên niên kỷ thứ 3.

thế hệ gen Alpha gen Z

Chính vì thế, có thể gọi những đứa trẻ Alpha là “Digital Native” vì vào những năm đầu đời, chúng đã được tiếp xúc với công nghệ, trí tuệ nhân tạo và truyền thông trực tuyến. Với họ, công nghệ không chỉ đơn thuần là những công cụ hỗ trợ mà chính là cuộc sống.

Thế hệ Alpha còn được gọi là thế hệ Kính (Glass Generation) vì họ tiếp xúc thường xuyên với các sản phẩm có bề mặt kính như điện thoại, máy tính bảng, PC và laptop. Những đứa trẻ này cũng thích tự lựa chọn loại nội dung cũng như cách thức tương tác nội dung trực tuyến. Hơn thế nữa, họ chính là người chủ động tạo ra các loại nội dung mới trên không gian số.

Theo Wikipedia, vì thế hệ Alpha phần lớn là con của thế hệ Millennials có khuynh hướng sinh ít con, điều này tạo điều kiện cho con cái của họ có cơ hội tiếp cận đa dạng với các môi trường văn hóa và giáo dục nhiều hơn. Vì vậy, thế hệ Alpha sẽ ít nhiều thừa hưởng những di sản từ ba mẹ họ, sẽ được tiếp cận một nền giáo dục hoàn thiện hơn và có nhiều triển vọng phát triển sự nghiệp. Họ là một thế hệ hoàn toàn mới và khác biệt.

Thế hệ Alpha chính là thế hệ đại diện cho tương lai và mang đến lăng kính giúp chúng ta có thể hướng đến những thập kỷ tiếp theo. Môi trường sống và trưởng thành của thế hệ này sẽ hoàn toàn khác những thế hệ tiền bối. Nền giáo dục họ được tiếp nhận cũng sẽ đi kèm những thách thức xã hội thú vị. Chính vì thế, họ sẽ là những người góp phần định nghĩa lại thế giới công việc trong tương lai. Và đây là những điều chúng ta cần biết về thế hệ Alpha:

1. Thế hệ được giáo dục tốt nhất.

Thế hệ Alpha sẽ là thế hệ được giáo dục tốt nhất mọi thời đại nhờ vào khả năng tiếp cập công nghệ và thông tin tức thời. Sự bùng nổ của công nghệ sẽ giúp họ trở thành thế hệ có năng lực kết nối toàn cầu mạnh mẽ nhất từ trước đến nay. Họ sẽ học tập, làm việc và đi du lịch giữa các quốc gia mà không gặp rào cản về văn hóa hay ngôn ngữ. Trong suốt quá trình trưởng thành, họ sẽ được học hỏi sâu rộng hơn rất nhiều so với các thế hệ đi trước.

thế hệ gen Alpha gen Z

2. Thế hệ được định hình bởi công nghệ.

Thế hệ Alpha là những đứa trẻ được sinh ra trong thời đại kỹ thuật số, nơi mà ranh giới giữa thế giới thực và ảo dang dần bị xóa nhòa. Họ có thể chuyển đổi thoải mái và tự do từ thực sang ảo và ngược lại vì vốn đã quá quen thuộc với sự chân thực của không gian trên màn hình các công cụ thông minh. Với thế hệ này, trí tuệ nhân tạo hay công nghệ thực tế ảo chẳng có gì xa lạ. Chính vì thế, họ cũng sẽ không quá quan tâm đến việc mình cần phải trông đẹp hơn trên điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng so với trong đời thực như thế hệ Millennials.

3. Tập trung vào kỹ năng hơn là nội dung.

Thế hệ này chỉ cần tốn một giây để xác định thông tin mình nhận được có thú vị hay không. Họ cũng có nhận thức vô cùng mạnh mẽ về hành động và lựa chọn mình sẽ thực hiện. Vì thế, những đứa trẻ thuộc thế hệ Alpha cần học cách thức và kỹ năng để tự suy nghĩ chứ không cần được chỉ dạy chi tiết họ phải nghĩ những gì. Do đó, giáo viên cần phải quan tâm phương pháp truyền thụ hơn chỉ là nội dung các môn học.

thế hệ gen Alpha gen Z

4. Thế hệ của sự hợp tác.

Thế hệ mới này sẽ đặt trọng tâm vào tư duy phản biện và cách thức giải quyết vấn đề sáng tạo thông qua các nỗ lực hợp tác cùng nhau. Người làm giáo viên cần cung cấp cho họ nhiều hơn các tương tác kỹ thuật số, các kết nối ảo, thao tác, khuôn mẫu, trò chơi, cách thức sản xuất video và mục tiêu ảo. Bằng cách này, học sinh thuộc thế hệ Alpha sẽ có nhiều cơ hội để mang đến các sáng kiến độc đáo, góp phần giải quyết các vấn đề của thực tế cuộc sống.

5. Tương lai của giáo dục.

Thế hệ Alpha có khả năng tiếp cận với khối lượng thông tin nhiều hơn bất kỳ thế hệ nào trước đây. Điều đó giúp góp phần phát triển các kỹ năng lẫn nhân cách của họ. Đây cũng là thế hệ dành sự quan tâm lớn đến tính xác thực của thông tin. Họ muốn ứng dụng việc học để tạo nên các sản phẩm thực sự giá trị theo cách thức phi truyền thống.

thế hệ gen Alpha gen Z

6. Tương lai của việc làm.

Thực tế cho thấy, có những thay đổi lớn đang diễn ra trong lực lượng lao động. Và các nhà nhân khẩu học khẳng định thế hệ Alpha sẽ trở thành động lực của sự tiến bộ trong lĩnh vực này. Họ sẽ phát triển sự nghiệp trong các lĩnh vực mới nổi như trí tuệ nhân tạo hay hàng không vũ trụ. Vì vậy, thế hệ này cần không ngừng thích nghi, nâng cao kỹ năng và được đào tạo chuyên sâu, liên tục cập nhật để có thể đáp ứng cho những thay đổi đã được dự đoán.

Mỗi một thế hệ mới sẽ mang đến câu trả lời cho những vấn đề được đặt ra từ các thế hệ đi trước, và thế hệ Alpha cũng không phải là ngoại lệ. Alpha sẽ là thế hệ có năng lực kỹ thuật số cao nhất từ trước đến nay. Họ cũng là thế hệ được đào tạo bài bản nhất, có khả năng kết nối toàn cầu và được dự đoán sẽ là thế hệ giàu có và sống thọ nhất mọi thời đại. Đặc biệt, song hành cùng sự trưởng thành của thế hệ Alpha là sự phát triển của thế giới internet, tiến tới xóa nhòa mọi ranh giới địa lý, văn hóa, ngôn ngữ hay thậm chí là chính trị. Do đó, chính thế hệ Alpha sẽ là nhân tố quan trọng giúp xây dựng thế giới tương lai linh hoạt và có trách nhiệm hơn.

Nguồn tổng hợp – Hình ảnh: Internet, Upsplash.

 

 

THẾ HỆ KHOÁNG ĐẠT

Ngày 5/3/2019 đánh dấu một cột mốc quan trọng của Forbes, khi tạp chí này ghi nhận tỷ phú USD tự thân trẻ nhất trong lịch sử: Kylie Jenner. Sinh năm 1997, năm nay 21 tuổi, cô trẻ hơn kỷ lục cũ của ông chủ Facebook Mark Zuckerberg khi trở thành tỷ phú USD tận hai tuổi.

Jenner không sở hữu mạng xã hội lớn nhất thế giới, cũng chẳng phải minh tinh màn bạc, hay diva có giọng ca vàng. Cô nổi tiếng và thành công chủ yếu nhờ… truyền hình thực tế và mạng Internet.

Sự xuất hiện của một “influencer” (người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội) như Kylie Jenner trong sân chơi xa xỉ vốn quy tụ những nhà tài phiệt này là tín hiệu cho thấy một điều: thời đại của Thế hệ Z đang tới!

What Age Is Gen Z - What Enters Next Origination Z? Introducing Facts Of Life Alpha

LỚN LÊN VỚI INTERNET VÀ SMARTPHONE

Theo định nghĩa phổ biến nhất, Thế hệ Z là những người sinh ra từ năm 1996 trở đi. Điều đó đồng nghĩa với việc ở thời điểm năm 2019, những người trong độ tuổi từ 23 trở xuống đều thuộc thế hệ này.

Những ai cho rằng đa phần Thế hệ Z đều còn ở lứa tuổi thanh, thiếu niên hoặc vừa ra trường và chưa có sức ảnh hưởng lớn tới kinh tế và xã hội, rất có thể sẽ phải giật mình trước những con số thống kê: đang chiếm 32% dân số toàn cầu, Thế hệ Z hiện đã vượt qua “Millennials” (31,5%) để trở thành nhóm có tỷ lệ đông nhất trong tổng số 7,7 tỷ người trên toàn thế giới.

Sức tiêu thụ hàng hóa của Thế hệ Z đã có thể lên tới hàng trăm tỷ USD, và những quyết định của họ có ảnh hưởng rất lớn tới những quyết định mua sắm của cả gia đình. Tại Việt Nam, tới năm 2025, Thế hệ Z dự kiến sẽ chiếm khoảng 1/4 lực lượng lao động quốc gia, tương đương với khoảng 15 triệu người tiêu dùng tiềm năng.

Những con số biết nói này đang thôi thúc các nhãn hàng tập trung nghiên cứu Thế hệ Z nhằm có chiến lược marketing đúng đắn, bởi Thế hệ Z có nhiều điểm khác biệt hoàn toàn so với những thế hệ trước.

Forbes định nghĩa những tính cách cơ bản của Thế hệ Z như sau: Hướng ngoại, Sáng tạo, Đam mê, Tập trung vào truyền thông, Có xu hướng tự kinh doanh, Sống trên mạng Internet.

Khác với những thế hệ trước vốn chỉ biết tới Internet ở tuổi trung niên hay có trải nghiệm Internet đầu đời dạng dial-up “rùa bò” khiến mạng điện thoại trong nhà nghẽn mỗi khi truy cập, Thế hệ Z lớn lên cùng với sự phát triển chóng mặt của Internet tốc độ cao. Chiếc iPhone đầu tiên ra đời năm 2007 – khi “Thế hệ Z” đầu tiên tròn 10 tuổi – kéo theo cuộc xâm chiếm của những chiếc smartphone với hàng loạt tính năng tích hợp.

Thế hệ Z không cần kè kè một cuốn bách khoa toàn thư trong tay, khi họ đã có Google và Wikipedia để giải đáp những thắc mắc. Họ chẳng cần một cuốn sổ danh bạ dày cộp để tra địa chỉ, số điện thoại hay máy ảnh kỹ thuật số, chiếc Walk-Man kèm đĩa CD để nghe nhạc…, khi mà cả thế giới đã thu nhỏ trong lòng bàn tay với smartphone.

Theo một nghĩa nào đó, thậm chí có thể coi “Gen Z” cũng là thế hệ gần với… cyborg (nửa người nửa máy) nhất từ trước đến nay, khi smartphone gần như đã trở thành vật bất ly thân với rất nhiều người trong số họ. 

INFLUENCER, MÔI TRƯỜNG & CONTENT

Quay trở lại ví dụ đầu bài: Kylie Jenner – tỷ phú USD tự thân trẻ nhất lịch sử. Năm 2018, hãng mỹ phẩm Kylie Cosmetics của cô bán tổng lượng hàng trị giá 360 triệu USD. Ít ai tin được rằng số lượng nhân viên của công ty được định giá 900 triệu USD của Kylie Jenner chỉ chưa tới… 15 người. Mọi khâu như sản xuất, đóng gói hay bán hàng đều được thuê từ bên ngoài. Vậy, khâu quảng bá truyền thông, tiếp thị sản phẩm của Kylie Cosmetics được thực hiện qua đâu?

Câu trả lời là chính bản thân Kylie Jenner. Với 148 triệu lượt người theo dõi Instagram cá nhân, mỗi bài đăng quảng cáo trên trang của Jenner được các nhãn hàng sẵn sàng chi trả ít nhất 1 triệu USD. Cô không bỏ lỡ cơ hội đó để phổ biến các xu hướng làm đẹp của bản thân và chị em nhà Kardashian, qua đó giúp các sản phẩm mỹ phẩm Kyle Cosmetics bán chạy như tôm tươi. Từng có một thời gian, cặp môi của Kylie Jenner trở thành chuẩn mực để học tập của nhiều chị em – đặc biệt là các bạn nữ thuộc Thế hệ Z.

Trường hợp của Kylie Jenner cho thấy sức ảnh hưởng của những “influencer” trên mạng xã hội trong xã hội hiện đại lớn đến nhường nào.

Kylie Jenner breaks silence after GoFundMe criticism | HELLO!Nữ tỷ phú Kylie Jenner

Hãng giày Biti’s từng có màn tái xuất ngoạn mục khi mời Sơn Tùng MTP – cái tên phổ biến bậc nhất với giới trẻ trong nước hiện tại – làm gương mặt thương hiệu cho các sản phẩm. Chỉ sau vài giây ngắn ngủi xuất hiện trong MV Lạc Trôi, đôi Biti’s Hunter mà Sơn Tùng sử dụng nhanh chóng tạo nên cơn sốt, góp phần giúp Biti’s trở lại như một lựa chọn giày sneaker mẫu mực cho giới trẻ, sau nhiều năm lép vế trước các đại gia phương Tây Nike hay Adidas.

Thế hệ Z đặc biệt chịu nhiều tác động từ những influencer, mà theo đánh giá của MarketWatch thì có gần một nửa trong số họ theo dõi hơn 10 influencer trên mạng xã hội, và có 10% thì thậm chí theo dõi tới hơn 50 influencer. Khác với quá khứ, khi các ngôi sao chỉ có thể được thấy trên màn ảnh và báo chí, ngày nay mạng xã hội cho người dùng được tiếp cận với những người nổi tiếng một cách dễ dàng. Bản thân người dùng cũng hoàn toàn có cơ hội trở nên nổi tiếng và tự tạo thương hiệu, miễn là nội dung của họ có sự sáng tạo, mới lạ, như cái cách “Bà Tân Vlog” vụt trở thành hiện tượng mạng tại Việt Nam vào giữa năm 2019.

Tại Việt Nam, các bài đăng của influencer thường nhận được nhiều sự tương tác, và các sản phẩm được họ giới thiệu trên trang cá nhân thông qua video, hình ảnh thường mang lại hiệu quả tích cực. Lý do là bởi các influencer đều đã xây dựng được thương hiệu cá nhân và định hình được đối tượng độc giả theo dõi, có sự kết nối thường xuyên với cộng đồng này, và đem tới cho độc giả cảm giác được thấu hiểu và tôn trọng.

Thế hệ Z tại Việt Nam hiện được đánh giá là nhóm khách hàng lạc quan và ít dè dặt nhất, nhờ trưởng thành trong một thời kỳ thịnh vượng và hội nhập về kinh tế của đất nước. Ngoài ra, họ quan tâm đến các vấn đề xã hội khác nhau, bao gồm trách nhiệm xã hội, môi trường và bình đẳng giới. Điều này cũng trùng hợp với “Gen Z” ở nước ngoài, khi bên cạnh yếu tố giá trị sản phẩm, người dùng còn quan tâm những câu chuyện phía sau như trách nhiệm xã hội hay tính thân thiện với môi trường.

Năm 2019, hàng loạt cửa hàng tại Việt Nam chuyển sang đoạn tuyệt hoặc hạn chế với sản phẩm đồ nhựa dùng một lần. Những người ủng hộ trào lưu “nói không với đồ nhựa” nhiệt thành nhất không phải thế hệ trung niên – vốn đã quen đi chợ bằng túi nylon hay dùng ống hút – mà chính là Thế hệ Z. Họ sẵn sàng xách túi canvas đi mua đồ, mang bình uống nước cá nhân đi hay sử dụng ống hút làm từ cỏ…, nhằm hạn chế phần nào rác thải nhựa khó phân hủy ra môi trường. Các nhãn hàng “thức thời” sẽ nhận được nhiều lời khen ngợi và lan tỏa rộng rãi trên mạng xã hội – như một hình thức “PR” miễn phí. Trái lại, những cửa hàng vẫn giữ lề thói cũ sẽ nhận phản hồi tiêu cực, thậm chí tới mức cực đoan.

Đó là lý do tại sao, việc thu thập và phân tích xu hướng thị trường nhìn từ đôi mắt của Thế hệ Z là không thể xem thường.

Theo: LOOK – TẠP CHÍ HÃNG HÀNG KHÔNG BAMBOO AIRWAYS.

 

Khởi nghiệp thông minh – đâu nhất thiết phải tự mình làm tất cả!

Nhắc đến “khởi nghiệp”, người ta thường hay nghĩ đến việc tự mình sáng tạo ra sản phẩm hay gây dựng một doanh nghiệp, đi huy động vốn, và đương đầu mọi sóng gió cho tới ngày thành công. 

Thực tế là, khởi nghiệp cũng có nghĩa là bạn tạo ra giá trị có lợi cho khách hàng, cho xã hội, cho cộng đồng và nhà nước. Bằng cách khởi nghiệp, bạn tạo ra công ăn việc làm cho người khác và góp phần phát triển kinh tế.

Khởi nghiệp ở thời thông tin có vô vàn những thứ thuận lợi cho bạn, nếu như bạn thực sự biết nắm bắt nó. Không nhất thiết phải tạo ra sản phẩm, không cần phải đầu tư vốn lớn, bạn hoàn toàn có thể dùng đòn bẩy để tạo ra doanh thu và lợi nhuận khủng cho mình ngay trong năm đầu tiên.

Doanh nhân người Mỹ Jay Abraham từng chia sẻ: “Bản chất của kinh doanh là tận dụng sức người, kỹ năng, tài sản, vốn và nỗ lực”.

Vậy nên tận dụng những đòn bẩy nào để khởi nghiệp thông minh ở thế kỷ XXI?

Đòn bẩy sản phẩm sẵn có

Bạn không nhất thiết phải tự mình tạo ra sản phẩm, nếu như bạn không nắm trong tay một sản phẩm hay dịch vụ độc đáo và có khả năng tiêu thụ lớn. Đã có rất nhiều sản phẩm trên thị trường, bạn có thể chọn con đường phân phối những sản phẩm chất lượng và có thương hiệu đàng hoàng.

Đòn bẩy nền tảng công nghệ

Không nhất thiết phải tự mình làm website, rồi đăng bán hàng, hay mua phần mềm quản lý. Bạn có thể chọn cho mình một nền tảng thương mại điện tử và trở thành đối tác kinh doanh của họ. Ngày nay, rất nhiều người linh hoạt chọn các mô hình cực kỳ thông minh như Dropshipping hay Affiliate Marketing (bán hàng mà không cần kho bãi, chỉ cần lựa chọn sản phẩm và chia sẻ cho những người xung quanh qua một đường link, nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm giao hàng và trích lại hoa hồng cho bạn).

Với cách này, rất nhiều người chỉ ngồi tại nhà đã tạo ra doanh thu hàng tỷ đồng, phục vụ khách hàng khắp nơi trên thế giới và đem lợi nhuận hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu/tháng ngay trong thời kỳ Covid.

Đòn bẩy từ cộng đồng/đội nhóm kinh doanh

Các cụ xưa đã rất hiểu rằng “buôn có bạn, bán có phường”. Đơn lẻ kinh doanh một mình một chốn chẳng những ít khách mà còn rất vất vả. Bởi thế nên Hà Nội mới có 36 phố phường, cùng kinh doanh những mặt hàng giống nhau trên một con phố.

Ngày nay, có những cộng đồng kinh doanh ra đời để giúp mọi người khởi nghiệp thuận lợi hơn. Thay vì bạn phải tự mình làm tất cả mọi thứ, thì bạn được chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm từ những người đi trước, học những chương trình bài bản để kinh doanh thuận lợi và hạn chế tối đa rủi ro. Thậm chí, tới việc lựa chọn mô hình hay sản phẩm để kinh doanh tạo ra lợi nhuận tốt, bạn cũng được hướng dẫn chi tiết luôn.

Khởi nghiệp thông minh - đâu nhất thiết phải tự mình làm tất cả! - 3

Những chương trình giao lưu trực tuyến chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp thành công.

Bằng việc tận dụng những đòn bẩy trên, bạn hoàn toàn có thể khởi nghiệp cực kỳ đơn giản mà vẫn tạo ra giá trị lớn cho xã hội. Bạn có thể tìm hiểu thêm cách thức khởi nghiệp dựa trên nền tảng sẵn có này thông qua sự kiện trực tuyến của GK Group – cộng đồng kinh doanh trên nền tảng số.

Thông tin chi tiết về chương trình:

https://www.gkgroup.com.vn/Kinhdoanhcongdong/

Theo dantri.com.vn

 

 

 

 

Kinh doanh vốn nhỏ, lời to thời 4.0 – hãy nhớ 5 tiêu chí này

Đâu là một cơ hội kinh doanh tốt? Sẽ có vô vàn các tiêu chí đặt ra, tuy nhiên, bài học kinh điển đó là làm sao tỉ lệ ROI (Return on Investment) – lợi nhuận trên vốn đầu tư phải tối ưu nhất. 

Số ít người khởi nghiệp kinh doanh có sẵn kiến thức bài bản, được cố vấn và hỗ trợ từ các Nhà đầu tư. Còn lại, đa số lựa chọn mô hình kinh doanh dựa trên sở thích, sự phán đoán thị trường, làm tới đâu, hay tới đó. Và cái giá phải trả nhiều khi cũng không hề rẻ. Covid-19 cũng làm lộ ra quá nhiều điểm yếu từ những mô hình kinh doanh truyền thống. Vậy, để khởi nghiệp với số vốn nhỏ, lại mong lời to, thì hãy xem xét 5 tiêu chí dưới đây: 

1. Nền tảng công nghệ 

Hãy chọn cho mình một nền tảng Thương mại điện tử nếu muốn kinh doanh bài bản và dễ dàng quản lý, mở rộng. Không nhất thiết là bạn phải làm kiểu truyền thống: nhập hàng về rồi làm website, đăng bán sản phẩm. Ngày nay, rất nhiều người trẻ linh hoạt chọn các mô hình cực kỳ thông minh như Dropshipping hay Affiliate Marketing (bán hàng mà không cần kho bãi, chỉ cần lựa chọn sản phẩm và chia sẻ cho những người xung quanh qua một đường link, Nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm giao hàng và trích lại hoa hồng cho bạn). 

Với cách này, rất nhiều người có ảnh hưởng trong cộng đồng đã tạo ra nguồn lợi nhuận hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu/tháng thông qua những bài review hấp dẫn về sản phẩm. Rõ ràng, tỉ lệ ROI của họ quá tốt. 

 

 

2. Giá cả sản phẩm bạn kinh doanh cần hợp lý 

Khách hàng không mua sản phẩm tốt nhất, mà họ mua sản phẩm phù hợp với họ nhất. Nhiều người quá đam mê sản phẩm mình kinh doanh, lấy tiêu chí của mình để áp vào khách hàng mà không chịu thấu hiểu họ cần gì, dẫn đến việc lựa chọn sản phẩm mình thích chứ không phải khách hàng cần, và rồi họ lại chật vật để đưa sản phẩm ra thị trường. 

Theo thống kê của Statista, trung bình người Việt chỉ sẵn sàng chi trả một đơn hàng online với giá dưới 45.5$. Vậy, nếu bạn muốn kinh doanh online, hãy lưu ý tới những sản phẩm ở khoảng giá hợp lý này. Còn sau khi khách hàng đã quen thuộc với thương hiệu, bạn hoàn toàn có thể chăm sóc và bán những sản phẩm giá cao hơn. 

 

 

3. Sản phẩm có bị phá giá nhiều không? 

Có một vấn nạn đau đầu cho người kinh doanh – đó là phá giá. Nguyên nhân đến từ chính sách nhập hàng nhiều thì chiết khấu cao của các Nhà cung cấp, dẫn tới nhiều người ôm hàng về lấy chiết khấu rồi tìm cách xả. 

Bạn đừng vội nghe một sản phẩm nào hay ho mà lựa chọn kinh doanh ngay. Hãy xem xét kỹ chính sách phân phối & đại lý của họ, tìm hiểu những nguồn đang kinh doanh sản phẩm này, xem thực sự cái giá mà họ để cho bạn có thể kinh doanh có lời được hay không.  

Hiện nay, có những Nhà cung cấp có chính sách rất thông minh để ngăn chặn phá giá, đó là thay vì bán hàng cho đại lý và chiết khấu, thì họ tạo ra nền tảng để người dùng mua trực tiếp trên trang TMĐT, đại lý nắm vai trò kết nối với khách hàng và nhận hoa hồng thông qua việc làm DropshippingTiếp thị liên kết (Affiliate Marketing). 

4. Tái tiêu dùng 

Bạn muốn bán cho khách hàng một lần, hay muốn bán nhiều lần và có thu nhập thụ động? 

Nếu bạn chọn những sản phẩm kinh doanh không có tính tái tiêu dùng – tức khách hàng chỉ có thể mua 1 lần, thì mặc dù bạn sẽ có lợi nhuận cao trên mỗi lần bán hàng, nhưng sẽ liên tục phải tìm khách hàng mới. Mà chi phí để tìm khách mới cao hơn rất nhiều việc chăm sóc lại khách hàng cũ. Hãy lưu ý lựa chọn những sản phẩm chất lượng và khách hàng sẽ dùng nó mỗi ngày, như vậy cùng một công sức, bạn sẽ có lợi nhuận hơn rất nhiều! 

5. Kinh doanh theo cộng đồng 

Các cụ xưa đã rất hiểu rằng “buôn có bạn, bán có phường”. Đơn lẻ kinh doanh một mình một chốn chẳng những ít khách mà còn rất vất vả. Bởi thế nên Hà Nội mới có 36 phố phường, cùng kinh doanh những mặt hàng giống nhau trên một con phố.  

Ngày nay, có những cộng đồng kinh doanh ra đời để giúp mọi người khởi nghiệp thuận lợi hơn. Thay vì bạn phải tự mình làm tất cả mọi thứ, thì bạn được chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm từ những người đi trước, học những chương trình bài bản để kinh doanh thuận lợi hơn và hạn chế rủi ro. Thậm chí, tới việc lựa chọn mô hình hay sản phẩm để kinh doanh tạo ra tỉ lệ ROI tốt, bạn cũng được chia sẻ luôn. 

 

Những chương trình giao lưu trực tuyến xuyên biên giới chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh 

 

Nếu thực sự quan tâm đến cách thức kinh doanh Vốn nhỏ – lời to thời 4.0, bạn có thể tham gia workshop của GK Group – Cộng đồng kinh doanh trên nền tảng số để tìm lời giải cho bài toán kinh doanh của riêng mình! 

Thông tin chi tiết về chương trình: https://www.gkgroup.com.vn/Kinhdoanhcongdong/  

Theo cafebiz.vn

 

Món quà bất ngờ dành cho chị em Phụ Nữ!

📣 Món quà bất ngờ dành cho Tháng 3 – Tháng dành cho chị em Phụ Nữ!

📣 Một phiên bản Women Will Việt Nam hoàn toàn mới.

📣 Tiếp tục tinh thần đồng hành cùng Phụ Nữ Việt Tự Tin Làm Chủ!

Chỉ ít ngày nữa thôi, một “món quà” đặc biệt mà GK Group – Cộng đồng Kinh doanh trên Nền tảng số đồng hành cùng chương trình Bệ Phóng Việt Nam Digital 4.0  trong dự án Womenwill: Phụ nữ Tự chủ Kinh doanh đã chuẩn bị để gửi tặng đến hội chị em nhân Tháng Phụ Nữ Thế Giới. Xin được bật mí là dự án Women Will Việt Nam phiên bản 2021 là chương trình đào tạo đầu tiên được đồng tổ chức bởi Google, Unilever Việt Nam.

🔥 Đây là một phiên bản đặc biệt nhất từ trước đến nay với nội dung được thiết kế giúp truyền nguồn cảm hứng và lan tỏa tinh thần tự tin kinh doanh của phụ nữ Việt Nam.

🔥 Giới thiệu chuỗi bài học mới nhằm phát huy tiềm năng cũng như mang đến cơ hội làm kinh tế cho phụ nữ, đặc biệt là các bà mẹ hoặc các chủ hộ kinh doanh nhỏ.

🔥 Cơ hội được giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm cùng các khách mời nữ nổi tiếng như Thái Vân Linh (Shark Linh), doanh nhân Nguyễn Bích Hằng,…

Đăng ký để không bỏ lỡ sự kiện đặc biệt này nhé! 

Link đăng ký: https://forms.gle/zdyJaea8PPZif9HM8

– Ban Truyền Thông

Thương mại điện tử đã góp phần làm bùng nổ hoạt động vận chuyển ở Việt Nam

Lĩnh vực giao nhận, đặc biệt giao hàng nhanh được đánh giá sẽ “ăn nên làm ra” trong năm nay vì nhu cầu mua hàng online ngày càng tăng mạnh.

Cận kề những ngày giáp tết, đơn hàng nhiều khiến anh Hoàng Tuấn, nhân viên giao hàng của hãng chuyển phát nhanh, không kịp ăn cơm trưa vì lo chuyển cho kịp tết. Lượng đơn hàng tăng gần gấp đôi so với ngày thường, anh Tuấn chia sẻ.

Dịch COVID-19 khiến cho các hoạt động mua bán trực tuyến, thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mặc dù thu nhập của người tiêu dùng giảm. Theo số liệu từ Google – Temasek, nền kinh tế Internet Việt Nam đạt tăng trưởng 16% so với cùng kỳ trong năm 2020 lên 14 tỷ USD, đây là mức cao nhất ở Đông Nam Á.

Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 ước tính đạt 12 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ. Mức tăng trưởng mạnh nhất được ghi nhận ở mảng giao hàng thực phẩm và hàng bách hoá (tăng 33%), trong khi quần áo và mỹ phẩm tăng lần lượt 5% và 12%. Thương mại điện tử phát triển thúc đẩy ngành logistics, đặc biệt là dịch vụ chuyển phát nhanh.

 

 

Kết quả kinh doanh ngành chuyển phát nhanh trong năm 2020 vẫn khả quan
Ảnh: GK Group

Kết quả kinh doanh ngành chuyển phát nhanh trong năm 2020 vẫn khả quan. Hiện chưa có kết quả của cả năm nhưng theo lợi nhuận của Viettel Post sau 9 tháng 2020 đã tăng 15% so với cùng kỳ, kết quả này khá ấn tượng bất chấp thời gian giãn cách xã hội vào tháng 4/2020. Theo chứng khoán SSI, ước tính lợi nhuận của ngành sẽ ở mức tăng trưởng 2 con số trong cùng thời điểm khi dịch COVID-19 thúc đẩy các hoạt động thương mại điện tử cao hơn.

Mặc dù vậy, các công ty trong ngành cũng đang phải chịu sức ép cạnh tranh quyết liệt khi hàng loạt cái tên mới gia nhập thị trường. Trong giai đoạn 2019 – 2020, thị trường chuyển phát nhanh tiếp tục có sự cạnh tranh lớn khi chứng kiến sự gia nhập của hai công ty nước ngoài là J&T Express (từ cuối năm 2018) và Best Express (từ cuối năm 2019).

Những công ty này đã khuấy động thị trường bằng thị phần và giá cả, đưa mô hình kinh doanh nhượng quyền trong kinh doanh chuyển phát nhanh đến Việt Nam, với lợi thế tốc độ mở rộng nhanh cùng chi phí thấp so với mô hình thông thường như của VN Post, Viettel Post, GHTK, GHN… Những công ty mới này nhanh chóng giành được thị phần, buộc một số công ty lớn như VN Post và Viettel Post phải giảm giá dịch vụ.

Nhóm phân tích SSI nhận định, trong năm 2021 hoạt động vận chuyển liên quan đến thương mại điện tử dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng, cùng với tổng giá trị hàng hoá từ 15-20% so với cùng kỳ do dân số trẻ của Việt Nam và điện thoại thông minh ngày càng phổ biến.

Theo Google, quy mô thị trường thương mại điện tử C2C tại Việt Nam sẽ tăng từ 7 tỷ USD trong năm 2020 lên 29 tỷ USD trong năm 2025, tương ứng với tốc độ tăng trưởng kép là 34% so với cùng kỳ. Tăng trưởng tổng giá trị hàng hoá ở cả thị trường C2C và B2C có thể dao động từ 15-20% so với cùng kỳ trong 5 năm tới.

Ăn theo xu hướng thị trường, cổ phiếu lĩnh vực chuyển phát nhanh được dự báo cũng tăng mạnh trong năm nay. Công ty Cổ phần chứng khoán SSI công bố báo cáo về triển vọng ngành chuyển phát nhanh năm 2021 có nhận định: ngành chuyển phát nhanh sẽ “tăng trưởng đúng xu hướng”. Báo cáo dự tính các cổ phiếu trong ngành chuyển phát nhanh tại Việt Nam đã tăng 32% so với đầu năm và tăng 78% từ mức đáy trong tháng 3/2020.

SSI nhận định, dịch COVID-19 đã thúc đẩy nhiều người làm việc tại nhà và các hoạt động trực tuyến, giúp thị trường thương mại điện tử phát triển. Đông lực ấy giúp thị trường vận chuyển và chuyển phát nhanh thương mại điện tử tăng trưởng mạnh.

Minh Anh
  * Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư

Việt Nam đang có gần 10 triệu người thuộc nhóm HENRYs – thu nhập cao nhưng chưa giàu. Họ là ai?

Hấp dẫn hơn cả giới thượng lưu, HENRYs – the High Earners Not Rich Yet – những người có thu nhập cao nhưng chưa giàu đang là tập khách hàng mà nhiều thương hiệu xa xỉ muốn nhắm tới. Theo nghiên cứu của RBNC, khoảng 10% dân số Việt Nam thuộc nhóm này vào năm 2020…

 

Hấp dẫn hơn cả giới thượng lưu, HENRYs – the High Earners Not Rich Yet – những người có thu nhập cao nhưng chưa giàu đang là tập khách hàng mà nhiều thương hiệu xa xỉ muốn nhắm tới. Theo nghiên cứu của RBNC, khoảng 10% dân số Việt Nam thuộc nhóm này vào năm 2020…

Những HENRYs Việt Nam, họ là ai?

Ông Robert Trần – Giám đốc điều hành Tập đoàn Tư vấn Chiến lược RBNC phụ trách thị trường Bắc Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương – cho biết: Thị trường hàng xa xỉ toàn cầu, trong đó có Việt Nam, đang chứng kiến sự trỗi dậy của một nhóm người tiêu dùng mới – HENRYs (the High Earners Not Rich Yet – những người thu nhập cao nhưng chưa giàu).

Việt Nam đang có gần 10 triệu người thuộc nhóm HENRYs – thu nhập cao nhưng chưa giàu. Họ là ai? - Ảnh 1.

Ông Robert Trần – Giám đốc điều hành Tập đoàn Tư vấn Chiến lược RBNC phụ trách thị trường Bắc Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương.

Chia sẻ trên chương trình CEO – Chìa khóa thành công về một nghiên cứu của Tập đoàn RBNC cách đây 3 năm, ông Robert cho biết năm 2020, sẽ có 10% dân số Việt Nam thuộc nhóm HENRYs này.

“Chúng tôi không gọi họ là tầng lớp trung lưu, mà là tầng lớp cận giàu”, ông Robert nói.

10 năm nữa, Việt Nam sẽ có rất nhiều bạn trẻ Gen Z trở thành tỷ phú

HENRYs, theo định nghĩa của RBNC, là những cặp vợ chồng có thu nhập khoảng 75.000 – 250.000 USD/năm, tức xê dịch từ gần 2 – 6 tỷ đồng/năm. Mức sàn thu nhập này thấp hơn mức Deloitte đề cập về tầng lớp HENRYs trong báo cáo “Những thế lực kinh doanh hàng xa xỉ toàn cầu 2019. Trong báo cáo này, Deloitte định nghĩa giới HENRYs có thu nhập từ 100.000 – 250.000 USD/năm.

“Đây là nhóm chưa giàu, nhưng muốn có trải nghiệm của người giàu. Ở Việt Nam, số người thuộc nhóm này khoảng 10 triệu người”, ông Robert nói thêm.

Báo cáo này cũng đề cập đến một tương lai của giới nhà giàu Việt Nam. Theo đó, 10 năm nữa, Việt Nam sẽ có rất nhiều bạn trẻ Gen Z trở thành tỷ phú.

Vì đâu những kẻ cận giàu HENRYs “hấp dẫn” hơi cả giới thượng lưu?

Việt Nam đang có gần 10 triệu người thuộc nhóm HENRYs – thu nhập cao nhưng chưa giàu. Họ là ai? - Ảnh 3.

Ảnh minh họa. Nguồn: Forbes.

“Đừng nghĩ người giàu sẵn sàng trả tiền cho những món hàng xa xỉ, bởi người giàu đã đủ trải nghiệm. Nhưng nhóm HENRYs thì khác”.

“Đó là nguyên nhân mà Chanel, Dior, Louis Vuitton… làm những sản phẩm giá thấp hơn, nhắm vào nhóm HENRYs. Thay vì chỉ làm ra những chiếc túi vài ngàn USD, các thương hiệu xa xỉ đã cho ra cả những chiếc túi vài trăm USD để phục vụ nhóm này”, ông Robert chia sẻ.

Báo cáo “Những thế lực kinh doanh hàng xa xỉ toàn cầu 2019” của Deloitte cho biết, bởi HENRYs khả năng cao là sẽ gia nhập giới nhà giàu trong tương lai gần, việc đưa nhóm này vào danh mục phục vụ của các thương hiệu luxury sẽ là “mũi tên trúng hai đích”: Giữ chân được khách hàng có giá trị trong hiện tại, và Xây dựng mối quan hệ khách hàng, bán được hàng xa xỉ cho họ trong tương lai, khi họ trở thành những người tiêu dùng thực sự giàu có.

7 đặc tính của nhóm HENRYs

 

Deloitte nhận định HENRYs là phân khúc khách hàng cực quan trọng. Các thương hiệu cao cấp muốn nhắm đến giới HENRYs phải cung cấp các sản phẩm toàn diện, nhưng đồng thời mang tính cá nhân hóa và thể hiện bản thân.

Còn theo RBNC, giới HENRYs có thể mô tả với 7 đặc tính sau:

1. Tài chính

Tiết kiệm để mua nhà, mua xe, mua bảo hiểm, gửi ngân hàng… là thói quen sử dụng tài chính thường thấy ở nhóm HENRYs. Họ lo lắng cho tương lai bản thân và chuẩn bị những khoản “phòng thân” nhằm đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống. HENRYs có tối thiểu 75.000 USD (khoảng 1,7 tỷ VND) trong tài khoản.

2. Phong thái

Việt Nam đang có gần 10 triệu người thuộc nhóm HENRYs – thu nhập cao nhưng chưa giàu. Họ là ai? - Ảnh 5.

Ảnh minh họa. Nguồn: Entrepreneur.

“Giàu chưa chắc đã sang”. Có nhiều người lầm tưởng thu nhập cao đồng nghĩa là họ đã có cuộc sống cao cấp. Đẳng cấp thật sự của một HENRYs được khẳng định từ chính suy nghĩ của họ: “Tôi độc lập, tôi mạnh mẽ và tôi có giá trị của mình”.

3. Tinh thần

Họ thích dùng “hàng hiệu giá phải chăng”. Mặc dù thu nhập của họ tốt nhưng họ sẽ không chi quá nhiều tiền chỉ vì thương hiệu nổi tiếng. Điều họ quan tâm nhất vẫn là giá trị thực của sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Để đáp ứng xu hướng đó, hàng loạt nhãn hiệu thời trang đình đám khéo léo đưa vào những câu chuyện nhân văn để nói về sản phẩm hay dịch vụ của họ.

4. Thể chất

Việt Nam đang có gần 10 triệu người thuộc nhóm HENRYs – thu nhập cao nhưng chưa giàu. Họ là ai? - Ảnh 6.

Ảnh minh họa.

Họ dành nhiều thời gian cũng như tiền bạc để đầu tư vào sức khỏe. Họ nhận thức rõ và xem trọng các hoạt động tăng cường thể chất và giữ vóc dáng như tập thể dục, tập gym hay yoga và sử dụng các thực phẩm sạch…

Điều này còn làm hình thành nên mối bận tâm khi nhóm người này khi quyết định làm việc tại các công ty với câu hỏi “Liệu công ty này có tạo điều kiện để nhân viên có thời gian tập thể thao hay chính sách chăm sóc sức khỏe nhân viên không?”

5. Tri thức

Ảnh: GK Group

Suy nghĩ mới mẻ, luôn khát khao học hỏi và trải nghiệm để thu nạp thêm nhiều kiến thức. Đó là những suy nghĩ vô cùng tích cực của nhóm người này. Họ luôn mong muốn được học nhiều hơn nữa, từ đó hình thành những sở thích như tham gia các khóa học ngắn hạn, các buổi hội thảo, tọa đàm, đi du lịch để khám phá, trải nghiệm…

6. Xã hội

Ở Việt Nam mối quan hệ xã hội đang bị hiểu sai. Người ta nghĩ có connect (kết nối) với những người giàu, người nổi tiếng, chuyên gia… trên mạng xã hội thì đã được xem là “có đẳng cấp”. Tuy nhiên, HENRYs hiểu rất rõ network (mối liên hệ) thực sự sẽ được thể hiện ở chỗ bạn biết họ, họ biết bạn và cả hai sẽ sẵn sàng gặp gỡ bên ngoài và hỗ trợ lẫn nhau.

7. Môi trường

Trân trọng thiên nhiên. Họ thích tham gia và ủng hộ các sản phẩm, dịch vụ có góp phần vào bảo vệ môi trường sống và tránh tuyệt đối các thực phẩm từ động vật có khả năng bị tuyệt chủng.

Nguồn CafeBiz.

GK Group

Cộng đồng kinh doanh trên nền tảng số

  • Hà Nội: Tầng 3 - 100 Lò Đúc - Quận Hai Bà Trưng
  • TP. Hồ Chí Minh: Park2 - Vinhomes Central Park - 208 Nguyễn Hữu Cảnh - P. 22 - Quận Bình Thạnh.

@2020 GK Group. All right Reserved

Thông tin liên hệ

    • HỌ TÊN:
    • EMAIL:
    • ĐIỆN THOẠI
    • BẠN BIẾT GK GROUP QUA ĐÂU?
    NỘI DUNG: