Thế hệ Y không thích làm công việc hành chính 8h nữa, mọi người đều muốn trở thành Doanh nhân

Theo This Is Capitalism, 67% thế hệ Y muốn bắt đầu doanh nghiệp của riêng họ. Thế hệ này coi khởi nghiệp là một cơ hội để nắm bắt. Trên thực tế, họ có thiên hướng trở thành doanh nhân.

 

 

Trong khi thế hệ Babyboomers từ năm 1946-1964 có những sở thích nghỉ ngơi sau giờ làm việc và cuối tuần, những người thuộc thế hệ Y hay thế hệ Millenials từ năm 1980 – 1995 cũng có cho mình những công việc bận rộn khác.

Cả bố mẹ tôi đều mới nghỉ hưu sau tổng cộng 4 thập kỷ làm việc. Trong 4 thập kỷ đó, họ làm việc trong các cơ quan chính phủ và nhà nước, điều đó có nghĩa là, ngoài việc phải đi làm 8 giờ, họ có thêm quyền lợi, các ngày nghỉ lễ và hơn hết là đảm bảo việc làm.

Vào cuối tuần, họ sẽ cởi bộ vest và cà vạt, mặc yếm và quần jean, dành cả ngày để làm vườn, giao lưu và nói chung là thư giãn.

Lối sống làm việc của thế hệ tôi hoàn toàn khác. Chúng tôi nhảy việc thường xuyên hơn. Các công ty liên tục đưa ra các chiến lược mới để tuyển dụng thành công và quan trọng hơn là giữ chân chúng tôi.

Thế hệ Y cảm thấy như công việc không chỉ là một khoản tiền lương. Họ muốn công việc phải có mục đích. Các thế hệ cũ đều hướng tới việc hoàn thành công việc và được trả tiền. Nhưng thế hệ Y muốn hoàn thành công việc “ý nghĩa” và được trả tiền.

Nếu lướt tài khoản mạng xã hội của những người tuổi 20 hoặc 30, bạn sẽ dễ bắt gặp dòng chữ “người sáng lập XYZ” trong tiểu sử của họ.

Nó có thể là một ứng dụng. Một công ty khởi nghiệp. Một liên kết đến tài khoản doanh nghiệp họ kinh doanh trên mạng xã hội. Hoặc nó có thể mô tả ngẫu nhiên một việc mà họ làm trong thời gian rảnh rỗi.

Nếu bạn tình cờ xem được Instagram hoặc LinkedIn của tôi, bạn sẽ thấy tôi cũng có những hành vi trên.

Nhờ vào nền kinh tế Gig mà hầu hết chúng tôi có những thứ khác để làm bên cạnh công việc kiếm sống chính ban ngày. Hoặc chỉ đủ để chi trả cho cuộc sống.

Thứ thúc đẩy chúng tôi. Thứ khiến chúng tôi phải dậy lúc 5 giờ sáng.

Tất cả những thứ chiếm thời gian khiến chúng ta không có thời gian cho gia đình và bạn bè.

Thứ khiến chúng tôi khó chịu chỉnh sửa tiểu sử của mình thành “Người sáng lập…” như thể chúng tôi là người sáng lập công ty khởi nghiệp lớn kế tiếp ở Thung lũng Silicon.

Trong định nghĩa của chúng tôi, kiếm tiền là cho mục đích và niềm đam mê

Thế hệ Y được gọi là thế hệ được thúc đẩy bởi niềm đam mê. Mục đích tồn tại là thứ giúp chúng tôi tiếp tục.

Chúng tôi đã tích hợp sở thích với mục đích, và kiếm tiền từ nó.

Mọi người thất vọng khi thấy chúng tôi theo đuổi điều mà chúng tôi yêu thích và tính phí.

Chúng tôi bị gắn mác là lười biếng, thích quyền lợi, ích kỷ, không được dạy bảo,…

Chúng tôi lúc nào cũng muốn nhiều hơn nữa, điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng điều mà thế hệ cũ không nhận ra là: Đó là vì chúng tôi không còn lựa chọn nào khác.

Bố mẹ tôi có những công việc vừa ý chực chờ sẵn khi họ vẫn còn học đại học.

Người nào ở độ tuổi 20 ngày nay mà có được điều này thì đúng là không thể tin được.

Khi tôi tốt nghiệp đại học, lúc đó đang là đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tôi đã thất nghiệp trong vài tháng trước khi tìm được việc làm. Các tổ chức tài chính đã sa thải các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm. Vì vậy, một sinh viên mới tốt nghiệp không phải là một ưu tiên của họ. Công việc đầu tiên của tôi chỉ là công việc thời vụ và làm theo dự án. Khi dự án kết thúc, thì cũng đồng nghĩa với việc tôi lại lao đầu như điên vào công cuộc tìm việc.

Hai thực tế trên đã hun đúc thế hệ của tôi phải suy nghĩ: Chúng tôi cần phải sáng tạo và kinh doanh.

Thế giới ngoài kia là lúc thì dư dả lúc thì đói kém, và chúng tôi cũng cần phải ăn.

Nó cũng buộc chúng tôi phải tự lượng sức mình. Chúng tôi nhận ra rằng mình dễ bị sa thải như thế nào trong một công ty. Một lần nữa, đây là một cảm giác xa lạ đối với thế hệ trước.

Vì vậy, chúng tôi phải vượt qua những sự chống đối và sử dụng sức mạnh của Internet để tạo ra một cuộc sống mà chúng tôi không dễ có được. Khi bạn là ông chủ hoặc người đồng sáng lập, bạn hoàn toàn không có tư cách tự sa thải mình.

Món nợ sinh viên đã buộc chúng tôi phải lao vào cuộc sống hối hả và chạy theo một nguồn thu nhập bổ sung với các dự án đam mê của mình. Do đó, chúng tôi cũng phải đối mặt với nhiều lo lắng và căng thẳng hơn các thế hệ khác.

Trong một thế giới hoàn hảo, chúng tôi tất thảy sẽ được hưởng những lợi ích của việc đảm bảo việc làm mà thế hệ cha mẹ chúng tôi có được, và hưởng những lợi ích từ cơ hội rộng lớn mà Internet và thương mại điện tử mang lại.

Một thế giới mà chúng tôi được hưởng những thứ xa xỉ.

Nhưng than ôi, chúng tôi nào được vậy. Chúng tôi chỉ có Internet và thương mại điện tử, nên chúng tôi phải thích nghi và tạo ra thứ gì đó bền vững.

Trái ngược với quan điểm của nhiều người, chúng tôi không được nuông chiều. Và chắc chắn, chúng tôi không có nhiều sự lựa chọn.

Lần tới nếu bạn hoặc tôi cảm thấy chướng mắt khi thấy một cửa hàng Etsy hoặc một kênh Youtube do một người 32 tuổi phát hành như một công việc tay trái, hãy dành một chút thời gian và nghĩ rằng có thể họ trở thành “người sáng lập” hoặc “ông chủ” là bởi vì họ bắt buộc phải như vậy.

Nguồn CafeBiz.

Diễn đàn Doanh nghiệp thế kỷ 21 – bữa tiệc kiến thức Kinh doanh của GK Group

Ngày 15 & 16/1/2021 vừa qua, Diễn đàn Doanh nghiệp thế kỷ 21 của Cộng đồng Gk Group đã diễn ra thành công tốt đẹp tại TP.HCM. Hãy cùng chúng tôi điểm lại sự kiện để lại nhiều dấu ấn tuyệt vời này.

Ngày 15/01/2021: Đào tạo thực chiến Bán hàng & Mở rộng đối tác kinh doanh, gia tăng doanh số xuyên Tết từ Nhà đào tạo nhiều năm kinh nghiệm và có kết quả thực tế.

Ngày 16/01/2021: Lĩnh hội kiến thức từ các Leader có tầm ảnh hưởng trong cộng đồng. Vinh danh các Đội ngũ và Thành viên xuất sắc. Gala Dinner – tiệc tối.

Nhà sáng lập GK Group – Mr.Huỳnh Tiến Thịnh khai mạc chương trình.

Team Leader – Mrs.Hana Nguyễn Thị Thanh Triều chia sẻ Giá Trị Tự Do trong Kinh Doanh Theo Mạng.

Business Profi –  Mrs.Nguyễn Thị Kim Nguyên mang đến chia sẻ thú vị về giá trị Niềm Tin!

Cô gái trẻ Alana Lò Thị Thương ( 1998 ) tự tin chia sẻ Cơ Hội Khởi Nghiệp cho Giới Trẻ và Truyền cảm hứng.

Platinum Business Leader – Mrs.Đặng Thị Việt Phương.

Đại diện từ phia đối tác Siberian Wellness, Mrs.Nguyễn Phương Hiền.

Workshop trực tuyến Kinh doanh xuyên biên giới giữa hai đầu cầu Việt – Nga.

Nhà sáng lập GK Group – Mrs.Ngô Thanh Hằng.

Nhà sáng lập GK Group – Mr.Huỳnh Tiến Thịnh.

Vinh Danh kết quả kinh doanh và sự cống hiến của các thành viên trong cộng đồng GK Group.

Tiệc cuối năm Gala Dinner với món quà tinh thần đặc biệt trực tiếp từ Chủ Tịch Đối Tác gửi tặng.

Business Forum 21 – Diễn đàn Doanh nghiệp thế kỷ 21 khép lại, mỗi thành viên tham gia đã tận hưởng một bữa tiệc kiến thức vô cùng đặc biệt, hứa hẹn một năm 2021 tăng trưởng thần tốc, bứt phá về bản thân và kinh doanh.

Ban Truyền Thông.

3 xu hướng nổi bật về mạng xã hội trong năm 2021.

Facebook dự đoán

Khi các cửa hàng truyền thống vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, thương mại điện tử chắc chắn sẽ luôn tồn tại cùng cộng đồng.

Theo ông Khôi Lê – Giám đốc phụ trách mảng Kinh doanh toàn cầu thị trưởng Việt Nam của Facebook, những biến động trong năm 2020 đã thay đổi tất cả: Cách chúng ta sống, làm việc và vui chơi.

Khi cả thế giới đang phải đối mặt với những ảnh hưởng của COVID-19 tới kinh tế và xã hội, đây cũng là dịp để các doanh nghiệp nhìn lại những gì đã qua và lên kế hoạch cho chặng đường sắp tới.

COVID-19 là đại dịch toàn cầu đầu tiên diễn ra trong thời đại kỹ thuật số. Là một công ty công nghệ giúp kết nối hàng tỷ người trên Trái Đất, Facebook nhận thấy quá trình chuyển đổi số được dự báo diễn ra trong 5 năm nhưng trên thực tế chỉ mất vài tháng.

Mọi người dành thời gian online nhiều hơn – để liên lạc với nhau, làm việc, mua sắm, chơi game… Con người ngày càng thích ứng với các công nghệ mới nhanh hơn và các doanh nghiệp cũng bắt kịp với xu thế ấy.

Gọi video trở thành xu hướng trong COVID-19. Ảnh: GK

Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế còn nhiều bất ổn, khách hàng ngày càng đặt nhiều kỳ vọng hơn vào các trải nghiệm đối với doanh nghiệp.

Vì thế, các doanh nghiệp hiện nay đang đứng trước cơ hội trở thành động lực phục hồi kinh tế trong thời gian sắp tới. Trong những năm gần đây, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã có những thay đổi hết sức căn bản tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển. Đến nay, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 96,7% tổng số doanh nghiệp cả nước.

Sự lớn mạnh cả về số lượng, quy mô hoạt động và cả về nội lực của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa có tác động to lớn, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội và quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Hàng năm, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp khoảng 40% GDP, nộp ngân sách nhà nước 30%, đóng góp giá trị sản lượng công nghiệp 33%, giá trị hàng hoá xuất khẩu 30% và thu hút gần 60% lao động.

Các doanh nghiệp hiện nay đang đứng trước cơ hội trở thành động lực phục hồi kinh tế trong thời gian sắp tới.

Các doanh nghiệp này cần nhanh chóng nắm bắt nhu cầu trực tuyến cũng như trực tiếp của khách hàng, đồng thời tìm ra cách chuyển đổi dịch vụ phù hợp. Rất nhiều doanh nghiệp với quy mô khác nhau đã làm được điều này, trở thành những “người hùng” thể hiện được sự sáng tạo không biên giới của mình.

Facebook đang đứng tại điểm giao của cộng đồng và thương mại, nơi mà các doanh nghiệp có thể được truyền cảm hứng từ những xu hướng đang diễn ra trên nền tảng của mình.

Vào đầu năm 2020, Facebook đã chia sẻ về 5 xu hướng nổi bật trên mạng xã hội, bao gồm: di động, video, chia sẻ ngắn hạn (Stories), nhắn tin và thương mại điện tử. Chúng ta đang chuẩn bị bước sang năm mới 2021 và những xu hướng này càng trở nên rõ ràng hơn tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đòi hỏi doanh nghiệp ở mọi quy mô phải thích ứng để kinh doanh trực tuyến.

Trong khi các cửa hàng truyền thống vẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, thương mại điện tử chắc chắn sẽ luôn tồn tại cùng cộng đồng.

Dưới đây là 3 xu hướng được Facebook dự báo sẽ có ảnh hưởng lớn và những điểm các doanh nghiệp cần lưu ý để phát triển kinh doanh trong năm 2021.

Di động và video dạng ngắn

Những năm gần đây, nội dung dưới dạng video đang trở nên rất phổ biến, đặc biệt là trong năm 2020, khi mọi người dành nhiều thời gian ở nhà hơn do các biện pháp cách ly và giãn cách xã hội.

Livestream đã trở thành một hiện tượng, với số lượng tăng lên tới 45% chỉ trong khoảng tháng 3 và tháng 4 năm ngoái. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chiếm tới 77,5% tổng số lượng người xem video trên toàn thế giới.

Nội dung dưới dạng video đang trở nên phổ biến
Ảnh: GK

Video dạng ngắn ngày càng được ưa thích, trở thành phương thức giải trí và thể hiện bản thân không thể thiếu đối với nhiều người. Riêng ở Việt Nam, người dùng xem trung bình 21 video ở định dạng ngắn, chiếm tới 56% tổng số video họ xem hàng ngày.

Những xu hướng này dự báo về sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai của mua sắm trực tuyến kiểu mới: Kết hợp giữa giải trí và bán hàng, được dẫn dắt bởi các nhà sáng tạo nội dung và những người tạo nên xu hướng.

Vì vậy, để nổi bật trên thị trường, các doanh nghiệp cần chú ý đến việc xây dựng hình ảnh riêng của mình trên môi trường trực tuyến.

Thương mại gắn liền với nhu cầu khám phá

Các doanh nghiệp cần chú ý vào một thực tế, rằng con người hiện đại ở mọi lứa tuổi nay đã cởi mở hơn với những cách tìm kiếm sản phẩm mới và các phương thức mua sắm mới. Điều này đòi hỏi một tư duy tân tiến để mạnh dạn thử nghiệm các phương thức mua sắm mới như mua hàng trực tiếp trên kênh mạng xã hội, mua hàng qua livestream, click-and-collect (đặt hàng trực tuyến và lấy tại cửa hàng), dịch vụ thuê bao hay ứng dụng các công nghệ mới như thực tế tăng cường (AR).

Con người hiện đại ở mọi lứa tuổi nay đã cởi mở hơn với mạng xã hội
Ảnh: SCMP

Doanh nghiệp cần xác định lại các kênh và nền tảng mà mình muốn sử dụng. Trong năm 2020, Facebook đã giới thiệu Facebook Shops giúp các doanh nghiệp thiết lập một cửa hàng trực tuyến dễ dàng hơn để khách hàng có thể tiếp cận trên cả Facebook và Instagram.

Những phương pháp khác có thể kể đến như đưa khách hàng trải nghiệm cửa hàng thông qua video 360 độ hay thử sản phẩm tại nhà sử dụng bộ lọc AR hoặc sử dụng quảng cáo có thể tương tác được để khách hàng tiếp cận sản phẩm theo cách thú vị hơn.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên tận dụng các dịp lễ, ngày đặc biệt như “Siêu Sale” 9.9, 10.10, 11.11 để tạo nên hành vi mua sắm mới cho khách hàng như tự tặng quà cho bản thân.

Trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp qua ứng dụng nhắn tin và Thương mại xuyên biên giới

Các ứng dụng nhắn tin là một trong những kênh phát triển nhanh nhất hiện nay để khách hàng liên lạc với doanh nghiệp. Có hơn 175 triệu người trên toàn thế giới nhắn tin tới một tài khoản WhatsApp Business mỗi ngày. Con số này được kỳ vọng sẽ còn tăng hơn nữa.

Các ứng dụng nhắn tin là một trong những kênh phát triển nhanh nhất hiện nay để khách hàng liên lạc với doanh nghiệp
Ảnh: GK

Trong năm vừa qua, tổng số các cuộc hội thoại hàng ngày giữa khách hàng và doanh nghiệp trên Messenger và Instagram cũng tăng lên hơn 40%. Các hệ thống truyền thống như gọi điện hay email cho người bán hàng không chỉ tốn nhiều thời gian và tốn kém cho các doanh nghiệp mà còn ít được khách hàng ngày nay ưa chuộng.

Ngành thương mại đang trong quá trình số hoá mạnh mẽ, tăng thêm cơ hội cho các hoạt động xuyên biên giới. Do đó, các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng kết nối trên diện rộng, tập trung vào những điểm mấu chốt trong trải nghiệm khách hàng.

Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mới của thương mại với những sự phát triển chóng mặt. Tuy nhiên, có những điều cốt lõi vẫn không thay đổi: mọi người muốn được tương tác với doanh nghiệp theo cách giữa người với người cùng các trải nghiệm được cá nhân hoá và không bị gián đoạn. Cách mọi người khám phá sản phẩm và dịch vụ mới cũng trở thành những trải nghiệm mang tính xã hội hơn trước đây.

Dù ở quy mô nào, công thức chung để giúp doanh nghiệp không chỉ tồn tại mà còn phát triển hơn nữa chính là: Tăng nhận diện, đẩy mạnh trải nghiệm khám phá, thường xuyên trò chuyện cùng khách hàng và cởi mở với thương mại xuyên biên giới.

Sơn Mai.
* Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư

11,8 tỷ USD – Một năm khởi sắc với Thương mại điện tử Việt Nam

Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ tăng trưởng 29% trong giai đoạn 2020 – 2025.

Mua sắm trực tuyến ngày càng tăng cao

Theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế sốthương mại điện tử Việt Nam (TMĐTVN) tăng trưởng ấn tượng trong năm 2020 với mức tăng 18%, quy mô thị trường 11,8 tỷ USD, ước tính chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Năm 2020, đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề với nền kinh tế toàn cầu nhưng lại là cú huých đáng kể với thương mại điện tử, khiến nhiều doanh nghiệp quyết định bán trực tuyến, và nhiều người chuyển sang mua hàng trực tuyến.

Các doanh nghiệp sản xuất nằm trong nhóm lớn nhất cả nước đều đưa thương mại điện tử vào chiến lược phát triển dài hạn để đối phó với khủng hoảng và xây dựng kênh phân phối mới, theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số.

Đặc biệt ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam 2020 cũng ghi nhận trên 113 triệu lượt xem và tương tác của người tiêu dùng trên các nền tảng trực tuyến của Online Friday, thị trường ghi nhận 3,7 triệu đơn hàng được giao dịch trong 60h, tăng 267% so với cùng kỳ.

Thương mại điện tử Việt Nam đạt kết ấn tượng và là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng thương mại điện tử 2 con số
Ảnh: GK

Những tín hiệu tích cực trên đã giúp TMĐTVN đạt kết ấn tượng và là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng thương mại điện tử 2 con số.

Tất nhiên, mức tăng trên vẫn thấp hơn nhiều so với các nhận định trước đó ở mức 25-30%. Ngoài ra, quy mô TMĐTVN năm 2020 như con số được Cục Thương mại điện tử và kinh tế số công bố – 11,8 tỷ USD, cũng thấp hơn nhiều so với dự báo của nhiều tổ chức trước đó, khi cho rằng có thể đạt khoảng 14-15 tỷ USD.

Các phân tích của GlobalData’s E-Commerce Analytics cho thấy với tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 18% hiện nay, dự kiến vào năm 2024 quy mô thị trường có thể đạt 26,1 tỷ USD.

Còn theo tính toán của Google, Temasek và Bain&Company, với tốc độ tăng trưởng 29% trong cả giai đoạn 2020 – 2025, nhiều khả năng quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD và giữ vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN vào năm 2025.

Thương mại điện tử và kỹ thuật số

Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử 2020 do Hiệp hội TMĐTVN (VECOM) cho biết, năm 2019 tốc độ tăng trưởng ngành thương mại điện tử đạt trên 32%. Cả giai đoạn 2016 – 2019, tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 30%.

Thương mại điện tử ngày càng đến gần hơn với người tiêu dùng. Xu hướng tại Việt Nam nằm trong diễn biến chung của khu vực. Visa cho biết, tại Châu Á – Thái Bình Dương, 41% người tiêu dùng thực hiện hơn 5 giao dịch trên nền tảng thương mại điện tử trong vòng 3 tháng qua.

Ông Lê Hoàng Long, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu Bán lẻ của Nielsen Việt Nam, cho biết các khảo sát Nielsen thực hiện gần đây đã chỉ ra rằng, nhu cầu mua sắm trên thương mại điện tử đã tăng lên rõ rệt kể từ khi đại dịch bùng phát.

Việt Nam có TMĐT phát triển nhanh nên đến năm 2023
Ảnh: GK

Theo đó, có 53% người tiêu dùng trả lời họ mua hàng qua mạng là do có chương trình khuyến mại. Kế tiếp có 30% người mua hàng để bổ sung và gia tăng lượng tích trữ. Hiện đa số khách hàng mua sắm online là người trẻ trong độ tuổi từ 18-29, làm văn phòng và trong đó có 63% là phụ nữ; 88% sử dụng các thiết bị di động và 81% lượng người vẫn thanh toán theo phương thức COD (nhận hàng trả tiền).

Đặc biệt, dù hiện nay đa số người tiêu dùng vẫn có thói quen thanh toán tiền mặt nhưng tương lai việc sử dụng ví điện tử thanh toán sẽ nhiều hơn. Theo số liệu từ công ty Nielsen Việt Nam, trong năm nay đã có khoảng 53% người dùng ví điện tử thanh toán khi mua hàng qua mạng, tăng 28% so với năm 2019.

Còn theo một báo cáo trước đó của Credit Suisse, đến đầu năm 2019, tỷ lệ thanh toán sử dụng tiền mặt trong các giao dịch tiêu dùng tại Việt Nam vẫn lên đến 84%, cao nhất trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Nhưng tổ chức này cũng nhận định Việt Nam có TMĐT phát triển nhanh nên đến năm 2023, thanh toán điện tử có thể tăng lên 6 lần, đạt 16 tỷ USD và chiếm 8% tổng số giao dịch thanh toán và tỷ lệ thanh toán không tiền mặt sẽ tăng từ 16% năm 2019 lên 23%.

Sơn Mai.

* Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư

Thông tin Chương trình Du lịch GK Voyage 2021

Chương trình Du lịch đặc biệt của GK Group lần đầu tiên dự kiến tổ chức vào tháng 3/2021 dành cho các Thành viên ưu tú tại Việt Nam.

Bạn sẽ được đắm mình trong không gian sang trọng của khu resort 5 sao bên bờ biển Cam Ranh, thưởng thức những bữa ăn phong phú đẳng cấp, tham gia chương trình đào tạo đặc biệt dành cho Leader và có những shoot hình tuyệt vời ghi dấu ấn trong đời…

Dưới đây là thông tin chi tiết về chương trình:

TIÊU CHUẨN THAM GIA:

  • Đối với thành viên trước 1/2021: Chỉ cần đạt danh hiệu K5 trong 03 tháng liên tiếp từ 12/2020 đến 2/2021, hoặc đạt danh hiệu K6 trong 03 tháng liên tiếp từ 1/2021 đến 3/2021.
  • Đối với thành viên từ 1/2021: Chỉ cần đạt danh hiệu K5 trong 03 tháng liên tiếp từ 1/2021 đến 3/2021.
  • Lưu ý: Trường hợp bạn có F1 đạt K5, thì Doanh số nhóm còn lại của bạn cần đảm bảo từ 1000 điểm.
  • Các giao dịch từ nước ngoài không được phép vượt quá 20% tổng doanh số tính cho đường đua du lịch.

PHẦN THƯỞNG CỦA BẠN:

  • Tham gia Du lịch kết hợp đào tạo đẳng cấp 5 sao vào tháng 4/2021.
  • Địa điểm: Khu Resort Radisson Blu Cam Ranh.
  • Nhận quà tặng đặc biệt cho các Thành viên tham gia.
  • Được tài trợ gần 50% chi phí chuyến đi bởi Sponsor của bạn & GK Group. Bạn chỉ cần đóng góp dự kiến: 4.500.000đ cho hành trình tuyệt vời 3N2Đ này.
  • Đối với HĐ gia đình, để nhận được hỗ trợ cho 2 người, yêu cầu Tổng doanh số tăng trưởng tăng từ 50% tính từ tháng bắt đầu cho đến hết tháng kết thúc chặng đua.
  • Trường hợp đi cùng gia đình, vui lòng đăng ký với BTC để biết chi phí tham dự ưu đãi.

Hãy có mặt và đưa tối đa đội ngũ cùng tham gia chương trình đẳng cấp này!

Ngoại cảnh khu resort 5 sao Radision Blu Cam Ranh

Phòng họp sang trọng

Phòng ngủ Deluxe Room hướng biển

 

– Ban tổ chức GK Voyage –

Covid-19 làn sóng 2 trở lại: 10 xu hướng tăng trưởng qua đại dịch, doanh nghiệp Việt không thể làm ngơ

Là một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu, chắc chắn các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam sẽ một lần nữa phải đứng trước thách thức của làn sóng đại dịch tiếp theo. Hãy chuẩn bị tâm lý, cảnh giác với dịch bệnh, đồng thời học cách thích nghi với những thay đổi về thói quen và nhu cầu của người tiêu dùng qua 10 xu hướng sau đây.

Covid-19 làn sóng 2 trở lại: 10 xu hướng tăng trưởng qua đại dịch, doanh nghiệp Việt không thể làm ngơ

Mặc dù tình hình dịch bệnh ở Việt Nam đã được khống chế, nhưng trên thế giới, Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp khi làn sóng thứ hai đã quay trở lại, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế – xã hội toàn cầu.

Chúng tôi xin giới thiệu bài viết “Viễn cảnh phục hồi và 10 xu hướng tăng trưởng qua đại dịch Covid-19” của ông Nguyễn Huy Phương – Trưởng bộ phận cải tiến liên tục và kỹ thuật số tại Decathlon Việt Nam. Mời quý độc giả đón đọc.


Để nói đến viễn cảnh phục hồi sau đại dịch Covid-19, đã có nhiều tổ chức, chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đưa ra các mô hình dự báo như hình chữ V, chữ U, chữ L, hay cả mô hình chữ K mà cựu phó tổng thống Mỹ Joe Biden có nêu ra gần đây….Trong các mô hình đó, trên phương diện kinh tế, tôi đồng ý với mô hình dấu Tích (hay Logo Nike), đó là hình ảnh của nền kinh tế toàn cầu rơi vào một cuộc đại suy thoái sâu trong thời gian ngắn, nhưng thời gian để phục hồi trở lại mức tiền suy thoái (Q3/2019) là dài hơi.

Covid-19 làn sóng 2 trở lại: 10 xu hướng tăng trưởng qua đại dịch, doanh nghiệp Việt không thể làm ngơ - Ảnh 2.

Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế toàn cầu (OECD), khi không có làn sóng thứ 2 của đại dịch kinh tế toàn cầu sẽ cần ít nhất 2 năm để hồi phục (đi theo đường màu tím trong biểu đồ) và trong trường hợp xấu hơn, với kịch bản làn sóng đại dịch quay trở lại vào mùa đông 2020, chúng ta sẽ cần thậm chí đến 3 năm hoặc hơn để hồi phục (đi theo đường màu đỏ).

Trong 2 tuần cuối tháng, tình trạng dịch bệnh Covid-19 đã có những dấu hiệu tái bùng phát với số ca nhiễm hàng ngày đã tăng lên mức kỷ lục 99 ngàn ca mới/ngày tại Mỹ hay hơn 100 ngàn ca/ngày tại Châu Âu.

Trước diễn biến đó, một số nền kinh tế chính tại Châu Âu, trong đó phải kể đến 3 nền kinh tế đầu tàu tại Châu Âu là Anh, Đức và Pháp đã ra quyết định áp dụng lệnh phong tỏa bán phần (partial lockdown, stay-at-home order) cho toàn bộ quốc gia và bắt đầu triển khai việc đóng cửa biên giới. Có thể thấy, qua dấu hiệu gần đây tại Mỹ – Châu Âu, kinh tế thế giới đang có thiên hướng rơi vào kịch bản xấu hơn khi làn sóng thứ 2 của Covid-19 đã bắt đầu xuất hiện trở lại, trong khi Vaccine ngăn ngừa Covid-19 vẫn chưa thể sản xuất và áp dụng đại trà cho người dân.

Trong bối cảnh như vậy, là một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu, chắc chắn các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam sẽ một lần nữa phải đứng trước thách thức của làn sóng đại dịch tiếp theo. Vậy nên, tôi nhấn mạnh với các bạn hãy chuẩn bị tâm lý, cảnh giác với dịch bệnh, đồng thời học cách thích nghi với những thay đổi về thói quen và nhu cầu của người tiêu dùng qua 10 xu hướng sau:

Xu hướng đầu tiên chắc chắn là nhu cầu mua sắm trực tuyến thông qua những sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Amazon…), website riêng của cách thương hiệu hay các mạng xã hội (zalo, facebook…). Cùng với xu hướng mua sắm trực tuyến, đó là sự phát triển của các dịch vụ phụ trợ cho mua sắm trực tuyến như: giao nhận, kho bãi, thanh toán online, hạ tầng cung cấp nền tảng băng thông, đường truyền và các dịch vụ marketing, hình ảnh… cho các website và ứng dụng.

Xu hướng thứ 2, đó là sự phát triển mạnh của các công cụ làm việc – học tập trực tuyến như Zoom, Skype hay Google Meet… để đáp ứng nhu cầu tổ chức lớp học – meeting – phỏng vấn trực tuyến. Bên cạnh đó, cũng có những công cụ khác để giúp đơn giản hóa công việc theo dõi tiến độ dự án hay công việc như phần mềm Trello, Base Wework, Base Workflow hay Monday.com…. Thực vậy, trước những hạn chế di chuyển, tụ tập của chính sách giãn cách xã hội hay phong thành, việc di chuyển – gặp gỡ trực tiếp đã bị hạn chế nhưng nhu cầu về làm việc hay học tập là không thể thay đổi, điều thay đổi duy nhất là nằm ở cách thức và công cụ thực hiện.

Xu hướng thứ 3, Covid-19 cũng sinh ra rất nhiều kênh Youtube (cá nhân hay tổ chức) và những người có ảnh hưởng (K.O.L.) mới, những người đó vốn là thầy cô giáo, diễn giả hoặc chuyên gia trong các lĩnh vực. Trước hạn chế về việc tổ chức các hội thảo chia sẻ kiến thức hay bán hàng như thông thường, họ bắt đầu làm quen với việc lên sóng trực tiếp (qua video streaming) hay gián tiếp (qua các video/bài viết để lại bình luận) để vẫn có thể tiếp cận với các khán giả và khách hàng của mình. Trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp K.O.L. mới thành công, thu hút được nhiều khách hàng / khán giả hơn trước về số lượng lượt xem, đăng ký và theo dõi. Đây có thể gọi là xu hướng mới để giải quyết nhu cầu được chia sẻ, trao đổi kiến thức và giao lưu trực tuyến.

Xu hướng thứ 4, đó là những công cụ để đáp ứng nhu cầu về giải trí tại nhà (truyền hình – game – thể thao – trang trí). Thực tế cho thấy khi mọi người được yêu cầu ở nhà thì lượng thời gian rảnh rỗi phát sinh ra nhiều hơn tạo ra nhu cầu giết thời gian rảnh rỗi, bên cạnh đó là nhu cầu tăng lên của các mặt hàng đồ chơi, giải trí cho con trẻ khi mà các trường học đóng cửa và cha mẹ phải dành phần lớn thời gian để chơi và dạy học cho con.

Không khó để tìm ra được sự tăng trưởng của các dịch vụ giải trí truyền hình, video game hay mặt hàng đồ chơi truyền thống… Thực tế, ngành công nghiệp đồ chơi trẻ em tại Mỹ đã có mức tăng trưởng 19,1% tính đến quý 3 năm đầu năm. Tương tự, ngành công nghiệp trò chơi giải trí ước tính tăng trưởng 12% trong năm nay.

Bên cạnh các công cụ giải trí, nhu cầu về tập luyện thể thao vẫn được phần đông người dân duy trì, thay vì trước đây họ đến các câu lạc bộ tập, sân chơi để chơi, thì người dân thích ứng bằng cách chuyển qua tập các môn thể thao cá nhân, với các công cụ mới thực hành tại nhà. Cũng trong khoảng thời gian sống dài ngày ở nhà, rất nhiều gia đình đã có xu hướng sửa chữa lại nhà cửa, mua thêm vật dụng trang trí hay cải tạo vườn tược, trồng thêm cây cối để làm mới tổ ấm.

Xu hướng thứ 5, nhu cầu chẩn đoán và theo dõi y tế từ xa. Trong giai đoạn Covid bùng phát, các bệnh viện trên khắp thế giới là những nơi có nguồn cơn lây lan dịch bệnh cao nhất và các y bác sĩ, những người hùng tuyến đầu đáng chân trọng, luôn thường trực nguy cơ trở thành F1. Vì vậy cũng dễ hiểu khi các bệnh nhân có bệnh nền, các bệnh nhân mới hoặc những người có nhu cầu khám chữa bệnh… sẽ cần đến những dịch vụ y tế từ xa. Trên thực tế, ở nhiều nơi như Hoa Kỳ, Châu Âu hay ngay cả ở Việt Nam đã phát triển ra những ứng dụng (ví du: Teladoc Health, Zipnosis, NowGP…) để đưa ra các dịch vụ chẩn đoán, lấy mẫu xét nghiệm, trả lời tự động, kết nối trực tuyến với bác sĩ và theo dõi kết quả y tế online…

Xu hướng thứ 6, nhu cầu được bảo vệ thông tin cá nhân trên không gian mạng. Qua ít nhất 5 xu hướng kể trên, có thể thấy đại dịch đã và đang thúc đẩy các công ty chuyển dịch vụ của họ sang trực tuyến. Việc chuyển đổi gấp rút để bắt kịp xu hướng, có nghĩa là đi kèm với đó là rủi ro không phải tất cả các bước cần thiết đã được thực hiện đầy đủ để đảm bảo mọi dữ liệu được bảo mật an toàn, như thông tin cá nhân của khách hàng.

Coronavirus đã được chứng minh là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với xu hướng trực tuyến, đó là vấn đề an ninh mạng. Những kẻ lừa đảo đang lợi dụng sự lỏng lẻo của bảo mật để liên tục đưa ra các email / tin nhắn rác, hay những cuộc gọi đưa ra thông tin lừa đảo hoặc giả mạo nhằm chiếm đoạt tài sản cũng như khai thác túi tiền của người dân bình thường. Có thể thấy, an ninh mạng và cụ thể là bảo mật thông tin là một lĩnh vực mà các doanh nghiệp hiện có thể đang đánh giá lại và cần đầu tư tiền vào để đảm bảo rằng tất cả người dùng trực tuyến của họ đều an toàn

Xu hướng thứ 7, việc chính phủ yêu cầu đóng cửa các dịch vụ không cần thiết trong đó có nhà hàng, quán bar… kèm với đó là sự giảm thu nhập của một lực lượng lớn dân số trong cộng đồng, tạo ra môi trường thúc đẩy người dân tăng cường ăn uống – nấu nướng tại nhà. Vì vậy, nhu cầu đi siêu thị để mua các sản phẩm thiết yếu – bình ổn giá là lương thực / thực phẩm cũng như các dụng cụ gia đình của người dân chắc chắn sẽ vẫn được duy trì và gia tăng trong bối cảnh phong tỏa và suy thoái kinh tế.

Xu hướng thứ 8, các sản phẩm vệ sinh cá nhân – công cụ – thực phẩm để phòng ngừa Covid-19. Rõ ràng số trong dịch bệnh, không ai mong muốn mình sẽ phải trải qua hay mắc phải bệnh, vì vậy khẩu trang, nước rửa tay hay những thực phẩm chức năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Có thể đây không phải là những cách khoa học chứng minh là tránh được Covid-19 như vaccine, nhưng cũng là những biện pháp – liều thuốc tâm lý cho người dân tự tin hơn khi ra đường và giao tiếp xã hội.

Xu hướng thứ 9, nhu cầu giải quyết tranh chấp qua các dịch vụ pháp lý. Thực vậy, Covid-19 đã gây ra rất nhiều tổn thất về kinh tế cũng, cũng như tâm lý và các mối quan hệ. Số lượng những tranh chấp đã tăng lên đột biến trong thời gian cách ly vì đại dịch: Về mặt dân sự, số vụ ly dị tại Trung Quốc đã tăng thêm gấp 2 lần trong thời gian cách ly so với mức bình quân trước đó, còn tại Mỹ, số lượng ly dị cũng tăng 37% so với giai đoạn tiền Covid-19.

Bên cạnh đó, mất mát người thân cũng kéo theo các thủ tục pháp lý về quyền thừa kế hay việc chia tài sản. Còn đối với kinh doanh và thương mại, đó là những thủ tục phá sản hay những vụ kiện tụng về các điều khoản chậm thanh toán hay những vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong kinh doanh.

Xu hướng cuối cùng, đến từ tính đặc thù của giai đoạn kinh tế hiện tại, khi mà ở phương Tây người dân được hưởng các gói cứu trợ bằng tiền mặt do dịch bệnh gây ra, kèm với một môi trường được nhà nước hoạch định để kích thích đầu từ – tiêu dùng với mức lãi suất cho vay từ ngân hàng trung ương gần như không đáng kể, thì nhu cầu đầu tư – đầu cơ với số tiền trong tay của người dân là có. Điều này có thể nhận biết được khi mà chứng khoán liên tục tăng điểm và không phản ánh đúng thực tại sức khỏe của nền kinh tế.

Ở Việt Nam, chúng ta cũng không khó để tìm thấy những thông tin liên quan đến số lượng kỷ lục người mới mở tài khoản (F0) và tham gia đầu tư lần đầu vào thị trường chứng khoán trong giai đoạn tháng 4-5 và là nhân tố chính giúp thị trường tăng nhiệt trở lại sau giai đoạn rớt xuống đáy 660 điểm vào ngày 24/3. Bên cạnh chứng khoán, vàng và các đồng tiền kỹ thuật số cũng đang được các nhà đầu tư quan tâm.

      – Nguyễn Huy Phương (Cafebiz) –

GK Group

Cộng đồng kinh doanh trên nền tảng số

  • 54 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

@2020 GK Group. All right Reserved

Thông tin liên hệ

    • HỌ TÊN:
    • EMAIL:
    • ĐIỆN THOẠI
    • BẠN BIẾT GK GROUP QUA ĐÂU?
    NỘI DUNG: